Thông tin mới nhất





image advertisement
image advertisement

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý:

Bảo Lạc là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía tây của tỉnh Cao Bằng, cách Trung tâm thành phố Cao Bằng 134 Km theo quốc lộ 34. Phía Đông Bắc giáp Huyện Thông Nông và Nguyên Bình; phía Tây giáp huyện Bảo Lâm; phía Nam giáp huyện Pác Nặm của tỉnh Bắc Kạn; phía Bắc giáp Huyện Nà Po, tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Bảo Lạc có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng.

Diện tích tự nhiên, dân số.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 92.072 ha, dân số của huyện tính đến năm 2020 là 54.420 người. trong đó có 7 dân tộc chính cùng sinh sống bao gồm: Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ…

Địa hình:

Huyện Bảo Lạc có địa hình rất phức tạp, hiểm trở, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống núi cao kéo dài, có độ dốc lớn, tiêu biểu là ngọn Phja Dạ cao 1.980m so với mực nước biển. Toàn huyện có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 1.000m.

Sông ngòi

Bảo Lạc có hiều sông và suối nhỏ, các sông suối chủ yếu tập trung ở vùng lòng máng. Sông Gâm là con sông lớn nhất bắt nguồn từ vùng núi cao gần 2.000m thuộc địa phận tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc vào Việt Nam qua địa phận huyện Bảo Lạc rồi chảy theo hướng Tây Nam qua Bảo Lâm sang tỉnh Hà Giang  rồi về tỉnh Tuyên Quang. Lòng sông Gâm rộng và sâu, độ dốc lớn, tốc độ dòng chảy và lưu lượng nước lớn, lưu lượng nước bình quan là 1.030m3/giây, lớn nhất là 2.290m3/giây; tốc độ dòng chảy lớn nhất vào mùa mưa là 3,46m/ giây. Sông Neo bắt nguồn từ vùng núi Phja Oắc chảy theo hướng Đông Bắc qua Đình Phùng, Huy Giáp - Nơi bắt nguồn của đập Thủy điện Nà Han, chảy xuống Nà Tồng - Hưng Đạo về Hồng Trị rồi đổ vào sông Gâm tại Thị trấn Bảo Lạc. Lòng sông Neo rộng trung bình 30m, độ sâu trung bình là 1,5m, lưu lượng nước và dòng chảy không ổn định.

Hệ thông sông suối là nguồn nước cho tưới tiêu, thủy lợi và sinh hoạt, cung cấp cấp cá, tôm ... phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân, có giá trị và tiềm năng thủy điện. Đặc biệt, sông Gâm có nhiều loài cá ngon và quý hiếm tiêu biểu là năm loại cá quý mà nhân dân thường gọi "ngũ quý hà thủy"  gồm: cá Anh Vũ (trước kia được dùng để tiến vua), cá Rầm Xanh, cá Lăng, cá Chiên, cá Bống ...

Khí hậu

Bảo Lạc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 9; mùa khô từ tháng 10 đến hết tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình của năm khoảng 22, 2 0 trong đó nhiệt độ thấp nhất là vào tháng 12 và tháng giêng năm sau; nhiệt độ cao nhất là khoảng từ tháng 5 đến tháng 8, có lúc lên đến trên 39 0C. Số ngày mưa trung bình là 113,8 ngày/ năm, lượng mưa trung bình hàng năm vào mức cao khoảng 1276 mm. Số giờ nắng trung bình năm là 1421 giờ.