Tin tức





image advertisement
image advertisement

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Để nền kinh tế - xã hội và mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường mới. Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị Quyết, Chỉ thị trong đó mới nhất là Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (gọi tắt là Nghị quyết số 11), và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình. Theo Nghị quyết, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được giao triển khai thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi trong 2 năm (2022 - 2023), cụ thể như sau:

Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015, Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 và các văn bản có liên quan: Tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 10.000 tỷ đồng, trong đó năm 2022 tổng nguồn vốn cho vay tối đa 7.000 tỷ đồng.

Cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015, khoản 10 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 và các văn bản có liên quan: Tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 15.000 tỷ đồng, trong đó năm 2022 tổng nguồn vốn cho vay tối đa 6.800 tỷ đồng.

Cho vay đối với học sinh, sinh viên để mua máy vi tính, thiết bị học tập trực tuyến và trang trải chi phí học tập. Việc cho vay để trang trải chi phí học tập thực hiện theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 và các văn bản liên quan: Tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 3.000 tỷ đồng, trong đó năm 2022 tổng nguồn vốn cho vay tối đa 1.500 tỷ đồng.

Cho vay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội: Tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 9.000 tỷ đồng, trong đó năm 2022 tổng nguồn vốn cho vay tối đa 3.000 tỷ đồng.

Cho vay đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập phải ngừng hoạt động ít nhất 01 tháng theo yêu cầu phòng, chống dịch: Tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 1.400 tỷ đồng, trong đó năm 2022 tổng nguồn vốn cho vay tối đa 700 tỷ đồng.

Tiếp tục triển khai cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

NHCSXH huyện đã kịp thời báo cáo cấp Uỷ, Chính quyền địa phương, tham mưu các văn bản chỉ đạo; phối hợp với các Tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác vay vốn, các phòng, ban liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các tầng lớp Nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Phối hợp rà soát đối tượng thụ hưởng, tổng hợp nhu cầu vay vốn đối với các chính sách cho vay ưu đãi thuộc chương trình từ các xã, thị trấn để làm cơ sở trình và xin kế hoạch nguồn vốn năm 2022, 2023. Đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng thụ hưởng, đúng mục đích sử dụng vốn theo quy định. 

Cán bộ NHCSXH huyện Bảo Lạc tích cực truyền tải nguồn vốn đến người dân

Ngay từ đầu năm 2022, NHCSXH huyện đã tích cực, chủ động triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội đến với mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn, giúp nền kinh tế địa phương sớm vượt qua khó khăn. Góp phần thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và an sinh xã hội tại huyện nhà.

 

Thùy Dương

NHCSXH huyện Bảo Lạc

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image