Tin tức





image advertisement
image advertisement

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Người chấp hành xong án phạt tù được vay tối đa 100 triệu đồng để sản xuất, kinh doanh
anh tin bai

Theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, người chấp hành xong án phạt tù được vay tối đa là 100 triệu đồng để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm.

Thực hiện Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng, ngày 30/6/2021 Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) có văn bản số 6019/NHCS-TDSV về việc cho vay đối với người chấp hành xong hình phạt tù. Theo đó, NHCSXH tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 49/2020/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong hình phạt tù, cụ thể như sau:

*Quyết định quy định đối tượng vay vốn bao gồm:

- Người chấp hành xong án phạt tù bao gồm người chấp hành xong thời hạn chấp hành án phạt tù đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù quy định tại Luật Thi hành án hình sự và người được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá quy định tại Luật Đặc xá;

- Cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù.

*Thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 05 năm

Về điều kiện vay vốn, người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu vay vốn; có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, do Công an cấp xã lập và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 05 năm;

Điều kiện vay vốn đối với cơ sở sản xuất kinh doanh: Được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật; sử dụng tối thiểu 10% tổng số lao động là người chấp hành xong án phạt tù đáp ứng các điều kiện nêu trên và ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; có phương án vay vốn và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện phương án xác nhận.

Người chấp hành xong án phạt tù và cơ sở sản xuất kinh doanh quy định ở trên phải thuộc trường hợp không còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các chương trình tín dụng khác có cùng mục đích sử dụng vốn vay để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo quy định của pháp luật thì mới đủ điều kiện để vay vốn.

*Cơ sở sản xuất kinh doanh có lao động là người chấp hành xong án phạt tù được vay tối đa 2 tỷ đồng/dự án

Về mức vốn cho vay, Quyết định quy định đối với vay vốn để đào tạo nghề: Mức vốn cho vay tối đa là 4 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù.

Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù. Với cơ sở sản xuất kinh doanh, mức vốn cho vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh.

Quyết định nêu rõ, lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.  

Đối với mức vay, thời hạn, hồ sơ, quy trình, thủ tục vay vốn...từng chương trình tín dụng ưu đãi thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ và văn bản hướng dẫn nghiệp vụ hiện hành của NHCSXH.

Ngoài ra, người chấp hành xong hình phạt tù phải có Giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù hoặc Giấy chứng nhận tha tù trước thời hạn có điều kiện của cấp có thẩm quyền (Bản sao có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc do cơ quan có thẩm quyền cấp).

Trong thời gian tới, NHCSXH huyện chủ động tham mưu cho UBND huyện, Ban đại diện huyện, phối hợp với  cơ quan Công An huyện và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện hiệu quả chương trình trên địa bàn toàn huyện./.

PGD NHCSXH huyện Bảo Lạc

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image