Tin tức





image advertisement
image advertisement

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Xóa mù chữ - Thắp sáng xóm bản vùng cao

Bảo Lạc là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Cao Bằng, trên 98% đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế, xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Tại các thôn bản vùng cao, vùng sâu vẫn còn nhiều người dân chưa biết chữ. Những năm vừa qua, huyện Bảo Lạc đã huy động sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền, vận động người dân ra lớp học, củng cố hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng để tổ chức các lớp xóa mù chữ.
Lớp học xóa mù chữ tại xóm Pác Lác, xã Phan Thanh, huyện Bảo Lạc.
Điểm trường Tiểu học Phan Thanh nằm tại xóm Pác Lác, nơi có 46 hộ dân với gần 300 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, Dao, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, phần lớn chưa biết đọc, biết viết. Từ 2 tháng nay, cứ mỗi buổi tối, lớp học xóa mù chữ đầu tiên mở tại xóm Pác Lác thu hút rất đông người dân đến học. Tuy cuộc sống của các học viên khó khăn, hằng ngày tất bật với công việc đồng áng nhưng họ vẫn dành thời gian đến lớp với ước mơ biết đọc, biết viết để cuộc sống đỡ vất vả hơn.
Dù đã hơn 40 tuổi, nhưng anh Hoàng A Dỉ vẫn chăm chỉ đến lớp. Đôi tay chai sần, lâu nay chỉ quen với cầm cày, cầm cuốc giờ nắn nót từng nét chữ, rồi xòe ra đếm từng con số. Anh kể ngày xưa, do nhà ở xa trung tâm, đường đi lại quá khó khăn nên anh không được đi học, nay có lớp mù chữ mở tại xóm, anh quyết tâm đi học để biết biết đọc, biết tính toán, mở mang kiến thức. Nhờ sự quyết tâm, chăm chỉ học tập nên chỉ sau 1 tuần, anh đã có thể đánh vần và tự viết được tên mình.
Con gái chị Hoàng Thị Váng hướng dẫn mẹ đánh vần, tập viết tại lớp xóa mù chữ.
Cũng như anh Dỉ, chị Hoàng Thị Váng cũng rất háo hức đăng ký đi học lớp xóa mù chữ. Là lao động chính trong nhà nên chị luôn bận rộn. Chị tâm sự, trước đây, lên xã làm giấy tờ thì phải nhờ người viết hộ. Mỗi buổi học, con gái chị cùng theo chị đến lớp, giúp chị đánh vần, tập viết. Đến nay, sau 1 tuần học tập chăm chỉ, chị đã có thể tự viết được tên mình.
Cô giáo Nông Thị Điệp công tác tại điểm trường Tiểu học Phan Thanh đã 7 năm, rất thấu hiểu nỗi vất vả, khó khăn của người dân nơi đây. Bởi vậy, nhận được chủ trương mở lớp xóa mù chữ tại xóm, sau những giờ đứng lớp, cô đã đi từng nhà để vận động người dân đi học. Vận động các học viên đi học đã khó, duy trì sĩ số lớp học lại càng khó hơn. Theo đó, ngoài việc dạy học chữ, hằng ngày, các cô giáo còn kết hợp việc thăm hỏi, động viên học viên hoặc tìm hiểu, giới thiệu kiến thức về trồng trọt chăn nuôi để học viên thấy được tầm quan trọng của việc biết đọc, biết viết, từ đó đến lớp đều đặn.
Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn, công việc thường ngày bận rộn nhưng bà con vẫn dành thời gian đến lớp với ước mơ biết đọc, biết viết để cuộc sống đỡ vất vả hơn.
Hiện nay, huyện Bảo Lạc vẫn còn khoảng 7,42% người dân tộc thiểu số ở độ tuổi từ 15 - 60 tuổi chưa biết chữ. Để khắc phục tình trạng này, hằng năm, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Lạc đã thống kê số lượng người mù chữ và tái mù chữ trong độ tuổi, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu mở các lớp học xóa mù chữ và tiếp tục đào tạo cho bà con sau khi biết chữ để giảm số người tái mù chữ.
Từ đầu năm 2019 đến nay, huyện Bảo Lạc đã khai giảng 10 lớp học xóa mù chữ với 155 học viên tham gia. Tại lớp học xóa mù chữ, chương trình, giáo án được giáo viên hoàn chỉnh dựa trên nhu cầu thực tế và trình độ của học viên. Chương trình xóa mù chữ giúp bà con biết đọc, biết viết, biết tính toán, sau đó biết áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao dân trí, tăng cường phát triển kinh tế - xã hội tại xã vùng cao, vùng sâu của tỉnh.
Trịnh Hổ
Trung tâm VH - TT 
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image