Tin tức





image advertisement
image advertisement

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Di tích lịch sử

1. Di tích lịch sử cấp Quốc gia Đồn Đồng Mu (xã Xuân Trường):

anh tin bai

     Là di tích lịch sử quan trọng của cách mạng Việt Nam. Nơi đây diễn ra trận đánh của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân đêm 4/2, rạng sáng 5/2/1945. Để đánh đồn, tiêu diệt quân địch, đồng chí Xuân Trường (tên thật là Hoàng Văn Nhủng) đã anh dũng hy sinh, là liệt sỹ đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Hơn 70 năm qua, di tích lịch sử đồn Đồng Mu luôn là chứng tích quan trọng, là dấu ấn lịch sử cách mạng của địa phương và dân tộc. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp cho xây dựng đồn tại Đồng Mu khá kiên cố, Đồn Đồng Mu nằm trên gò nổi lên giữa cánh đồng của hai xóm Nà Đoỏng và Bản Thán thuộc xã Ân Quang nay là xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc. Theo hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “So với đồn Phai Khắt và Nà Ngần, đồn Đồng Mu “rắn” hơn nhiều cả về công sự và hỏa lực. Đồn đóng trên một quả đồi, được xây bằng đá và tường trình dày, có nhiều lô cốt, tường trình và bằng đá dày với lỗ châu mai”… Từ đồn này, quân địch ngăn chặn, đàn áp phong trào cách mạng và truy lùng, bắt bớ cán bộ cách mạng. Vì ở gần biên giới Việt - Trung, thường phải đối phó với bọn thổ phỉ, nên địch xây dựng hệ thống phòng thủ khá vững chắc. Đêm 4, rạng sáng ngày 5/12/1945, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân sau khi giành thắng lợi ở đồn Phai Khắt, Nà Ngần đã tiến quân về tấn công, tiêu diệt đồn Đồng Mu. Lợi dụng đêm tối, Đội Việt nam tuyên truyền giải phóng quân đã bí mật đột nhập. Trận đánh diễn ra ác liệt từ 11 giờ đêm mùng 4 đến 3 giờ sáng ngày 5/2/1945. Đội quan ta đã tiêu diệt nhiều tên địch, thu 5 khẩu súng và một số đạn dược khác. Đồng chí tiểu đội trưởng Hoàng Văn Nhủng bí danh Xuân Trường, dân tộc Tày, quê ở xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng đã anh dũng chiến đấu và hy sinh. Năm 1958, bí danh Xuân Trường đã được đặt tên cho xã Ân Quang để tỏ lòng biết ơn và ghi nhớ công lao của đồng chí đối với lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Bảo Lạc nói chung và xã Xuân Trường nói riêng. Đồn Đồng Mu trở thành địa chỉ đỏ của xã Xuân Trường cũng như huyện Bảo Lạc. Di tích đồn Đồng Mu đã được Bộ Văn hoá – Thông tin nay là Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia năm 1995. Trong những năm qua có rất nhiều đoàn đến tham và tìm hiểu lịch sử của đồn Đồng Mu, bày tỏ lòng khâm phục ý chí chiến đấu của quân và dân ta.

2. Di tích lịch sử - văn hóa Chùa Vân An (thị trấn Bảo Lạc):

anh tin bai

    Chùa được xây dựng từ thời nhà Lê, tọa lạc tại chân núi Vân Trung, hướng ra sông Neo, trên cửa ra vào có dòng chữ Hán - Nôm "Vân An Tự", Chùa được xây dựng theo kiến trúc tiền thánh, hậu phật, được xây dựng tương đối kiên cố, mái lợp ngói máng, trên nóc có đôi rồng chầu ngọc. Các vì kèo, quá giang, thượng lương trên mái đều được chạm trổ hoa văn công phu, hài hoà với khung cảnh thiên nhiên. Bên trong toà nhà thứ nhất, chính giữa là bàn thờ công chúa Vân An thời nhà Lê, trước bàn thờ trang trí các loại ô, lọng, rèm… bằng vải, hai bên có đôi thiên nga bằng sứ, bên cạnh là chiếc kiệu dát vàng. Phía sau bàn thờ công chúa là bàn thờ Ngọc Hoàng, tượng Ngọc Hoàng ngồi tay cầm thanh kiếm, hai bên có tượng Nam Tào và Bắc Đẩu. Bên trái bàn thờ công chúa còn có một bàn thờ gồm nhiều tượng xếp thành nhiều hàng. Toà nhà thứ hai kiên cố với cấu trúc toàn bộ bằng gỗ nghiến, có bệ thờ cao dài, trên bệ là tượng Phật Bà Quan Âm. Bên cạnh là nhiều tượng bằng đồng như tượng Vương Mẫu, Như Lai, Tích Ka Lý Phật toạ trên toà sen. Hằng năm, vào ngày mùng 9 tháng Giêng thường tổ chức Lễ hội Lồng tồng tại sứ ruộng Nà Chùa, trước khi tổ chức phần hội người dân sẽ thực hiện phần lễ tại Chùa Vân An - cầu cho mưa thuận, gió hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc; sau phần Lễ sẽ là phần Hội người dân và du khách sẽ tham gia các trò chơi dân gian như: thi văn nghệ, thi các trò chơi dân gian: Tung còn, kéo co, lày cỏ, thi gói bánh chưng đen, bánh lưng gù, trang trí mâm ngũ quả; trưng bày các sản phẩm nổi tiếng của huyện Bảo Lạc... Chùa Vân An được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 2940/QĐ-UBND ngày 20/12/2006 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc công nhận Di tích lịch sử - Văn hóa Danh lam thắng cảnh cấp tỉnh

3. Dinh thự dòng họ Nông (nằm tại TDP 1, thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc):

anh tin bai

    Dinh thự do Tri phủ Nông Hồng Tân xây dựng vào năm 1890, gắn liền với một số nhân vật lịch sử của dòng họ Nông như: Nông Văn Bật, Nông Văn Liêm, Nông Văn Vân, Nông Hồng Thạc… có nhiều công lao chống giặc ngoại xâm và bảo vệ biên cương lãnh thổ Việt Nam. Trước kia dinh thự nằm trong một khuôn viên rộng, có 2 cây dã hương cổ thụ hơn 100 tuổi trước cổng, gồm nhà trong và nhà ngoài. Dinh thự gồm 2 nhà chính với tổng diện tích trên 300m2. Xung quanh ngôi nhà được thiết kế nhiều gian nhà gỗ khác làm nơi ở cho các gia nhân và người hầu. Ngoài ra còn có khu chuồng ngựa có thể chứa hàng trăm con ngựa, cùng một khu sân rộng dùng tập luyện võ nghệ và chơi thể thao. Đến năm 1909, con rể nạp tế của gia tộc tri châu Bảo Lạc là Nông Quảng Tuyên (tức Nguyễn Đình Giai) nâng cấp, tân trang và xây thêm một nhà gạch bên ngoài với kiến trúc phương Tây kết hợp kiến trúc địa phương, được xây bằng gạch đất nung, vôi và đường phên bản địa. Hiện tại, Dinh thự chỉ còn lại 1 ngôi nhà chính có kiến trúc kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Tây và địa phương; cùng 01 cây dã hương cổ thụ trong khuôn viên, là ngôi nhà cổ duy nhất của tỉnh Cao Bằng. Không chỉ có giá trị lịch sử và kiến trúc mà dòng họ Nông đã có công đánh giặc bảo vệ lãnh thổ, biên cương... UBND tỉnh đã phê duyệt và xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh - Dinh thự họ Nông, thị trấn Bảo Lạc tại Quyết định số 2606/QĐ – UBND ngày 30/12/2021, Dinh thự họ Nông thuộc loại hình "Di tích Lịch sử, kiến trúc nghệ thuật"

4. Di tích lịch sử - văn hóa Miếu Quan Đế (thị trấn bảo Lạc):

anh tin bai

    Được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh năm 2006; Từ năm 2010 đến 2018, Miếu Quan Đế được trùng tu, xây dựng với kinh phí trên 1,6 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương và nguồn kinh phí xã hội hóa.

5. Công trình Nhà bia tưởng niệm nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Bảo Lạc tại xóm Lũng Sâu, xã Hồng An:

     Ngày 15/4/1945 tại hang Trông Nhìa Hậu (xóm Lũng Sâu, xã Hồng An) Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Bảo Lạc đã ra đời. Chi bộ gồm có 3 đảng viên gồm đồng chí Nông Thị Triểu (tức Nhân Tương), đồng chí Lê Long và đồng chí Đỗ Quang Soan (tức Đỗ Quang Thắng); chi bộ do đồng chí Nông Thị Triểu làm Bí thư. Từ khi thành lập đến nay, trải qua các thời kỳ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Bảo Lạc luôn đoàn kết, phát huy truyền thống quê hương cách mạng, không ngừng nỗ lực, gặt hái nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh tại Quyết định số 428/QĐ-UBND ngày 25/3/2010.

6. Năm 2021, Đền Đức Thánh Trần (Thị trấn Bảo Lạc): được xây dựng năm 2021 với tổng kinh phí trên 1,4 tỷ đồng, hoàn toàn bằng nguồn kinh phí xã hội hóa.