Tin tức





image advertisement
image advertisement

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Bảo Lạc là huyện biên giới vùng sâu, vùng xa và khó khăn của tỉnh Cao Bằng và cũng là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước...  Việc xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện gặp rất nhiều khó khăn do những đặc thù tại địa phương.

Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm, huyện Bảo Lạc đã ban hành các Chỉ thị, xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình xây dựng NTM theo từng giai đoạn, tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về  xây dựng nông thôn mới đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, doanh nghiệp và người dân, nhằm tạo sự chuyển biến, đồng thuận, quyết tâm cao trong quá trình thực hiện xây dựng NTM, từ đó bên cạch sự đầu tư của Nhà nước, huyện có thể huy động được tối đa các nguồn lực trong nhân dân để xây dựng huyện Bảo Lạc ngày càng phát triển. Tuy nhiên, với điều kiện của một huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới, địa bàn rộng, diện tích lớn, dân cư ở không tập trung, tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm tới 64,6% (theo chuẩn nghèo đa chiều mới), trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh còn thiếu thì việc hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM là điều thực sự khó khăn. Đặc biệt là các tiêu chí cần nhiều vốn như thủy lợi, điện, trường học, nhà văn hóa, chợ NTM, giảm nghèo…

Ngay cả xã Huy Giáp được huyện chọn làm điểm để xây dựng NTM từ năm 2011 đến nay cũng mới chỉ đạt 9/19 tiêu chí bao gồm: Quy hoạch; Thủy Lợi; Chợ nông thôn; Bưu điện; Cơ cấu Lao động; Hình thức tổ chức sản xuất; Y tế; Hệ thống chính trị xã hội vững mạnh và tiêu chí An ninh trật tự xã hội. Nhiều tiêu chí khác như điện, thủy lợi, môi trường… cần nhiều vốn đầu tư nên rất khó thực hiện, xã cũng chỉ chờ nguồn vốn do cấp trên bố trí, phân bổ. Mặt khác, do địa bàn rộng, dân cư thưa thớt vừa ảnh hưởng đến công tác tuyền truyền vận động, sự đầu tư của Nhà nước cũng khó khăn như việc kéo điện lưới, xây dựng cơ sở hạ tầng…..

Các lực lượng ban, ngành, đoàn thể, xã Huy Giáp cùng nhân dân trong xóm Bản Ngà, Huy Giáp hỗ trợ các hộ dân di chuyển chuồng trại ra khỏi khu vực nhà ở

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Huy Giáp Mã Xuân Hoàn cho biết: “Hiện nay toàn xã chỉ có khoảng 65% người dân được sử dụng điện lưới, trong số đó không ít người dân tự kéo điện lưới, các xóm vùng cao đường đi lại còn rất khó khăn. Về cơ sở vật chất văn hóa, tuy người dân ủng hộ mặt bằng, ngày công lao động nhưng nguồn vốn chủ yếu đợi phân bổ hằng năm, cộng thêm diện tích sử dụng nhà văn hóa từ 350m2 đến 500 m2 đối với miền núi thì rất khó thực hiện. Để về đích nông thôn mới vào năm 2020 theo kế hoạch, xã Huy Giáp hiện đang tiếp tục vận động người dân di chuyển chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở để hoàn thành tiêu chí về Môi trường, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền 8 việc làm của xóm, 8 việc làm của hộ gia đình để vận động nhân dân cùng chung tay, góp sức cùng với xã từng bước hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM".

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM huyện Bảo Lạc, tính đến hết năm 2016, bình quân toàn huyện đạt 4,81 tiêu chí/xã, 14 xã đạt từ 4 đến 6 tiêu chí, 1 xã đạt 2 tiêu chí, 1 xã đạt 9 tiêu chí. Trong đó các tiêu chí: Giao thông (TC2), Điện (TC4), Trường học (TC5), Cơ sở vật chất văn hóa (TC6), Nhà ở (TC9), Thu nhập (TC10), Hộ nghèo (TC11), Giáo dục (TC14), Văn hóa (TC16), Môi trường (TC17) vẫn chưa có xã nào đạt. Thực tế hiện nay, nhiều tiêu chí trong chương trình xây dựng NTM không phù hợp với điều kiện thưc tế và phong tục tập quán địa phương miền núi, vùng dân tộc thiểu số; ngân sách đầu tư xây dựng nông thôn còn hạn chế. Đây cũng là những nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM ở Bảo Lạc gặp khó khăn, đạt thấp.

Đồng chí Nguyễn Ích Chánh, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia huyện Bảo Lạc cho biết: Để thực hiện tốt chương trình xây dựng NTM từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo, huyện Bảo Lạc sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu sắc tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện nhằm tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ và nhân dân; triển khai các chương trình, kế hoạch đầu tư, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn được nhà nước đầu tư; hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, từng bước xóa đói, giảm nghèo; tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục để từng bước nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan đơn vị đỡ đầu trong việc hỗ trợ các xã xây dựng NTM; tăng cường sự phối hợp giữa các ban ngành để tiếp tục  triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM có hiệu quả ......

Người dân xã Sơn Lập, Bảo Lạc chăn nuôi bò phát triển kinh tế

Để hoàn thành được các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới đối với một huyện nghèo như Bảo Lạc là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn…... Do đó, bên cạnh sự quyết tâm, nỗ lực của chính quyền địa phương và người dân huyện Bảo Lạc trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng thu nhập cho người dân rất cần sự quan tâm kịp thời của các cấp, các ngành trong việc đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đồng thời, nghiên cứu, điều chỉnh tiêu chí mang tính đặc thù theo hướng sát thực, phù hợp với những huyện miền núi cao, biên giới đặc biệt khó khăn.

                                                    Đàm Diện – Nguyễn Điểm/Đài TT – TH Bảo Lạc­

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image