Tin tức





image advertisement
image advertisement

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Công tác phối hợp giữa NHCSXH và tổ chức hội cấp huyện trong quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách

Để chuyển tải vốn tín dụng chính sách đúng đối tượng thụ hưởng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ tối đa cho người nghèo trong điều kiện tiết giảm chi phí quản lý, chi phí xã hội, …NHCSXH đã thực hiện phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù thông qua hình thức: phân công, phân cấp trách nhiệm trong việc xác định hộ nghèo và các đối tượng chính sách đủ điều kiện vay vốn; thực hiện dân chủ, công khai trong cộng đồng dân cư; kết hợp tham gia của 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác với vai trò giám sát xã hội và làm uỷ thác một số nội dung công việc trong quy trình nghiệp vụ tín dụng chính sách.

Mô hình trồng dâu nuôi tằm Hộ gia đình anh Quan Văn Long (xã Hồng Trị) từ nguồn vốn vay NHCSXH

Các tổ chức chính trị xã hội thường xuyên quan tâm triển khai thực hiện các giải pháp nhằm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nhận ủy thác với NHCSXH. Qua đó, chất lượng ủy thác và hoạt động của Tổ TK&VV được củng cố và đi vào nề nếp. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, thành lập và duy trì hiệu quả hoạt động của các Tổ TK&VV, vận động tổ viên tham gia và chấp hành quy ước hoạt động của Tổ, của NHCSXH như: chấp hành trả gốc, trả lãi, gửi tiền tiết kiệm, giúp đỡ các tổ viên khác khi gặp khó khăn chưa trả được nợ; thực hiện đầy đủ, có hiệu quả công tác tập huấn, đào tạo nghiệp vụ quản lý vốn; kiểm tra, giám sát hoạt động của Hội cấp dưới, của Tổ TK&VV; phối hợp với NHCSXH giải quyết, tháo gỡ khó khăn trong quá trình cho vay; kịp thời xử lý, đôn đốc thu hồi nợ gốc, nợ lãi nhất là nợ quá hạn tồn đọng lâu ngày. Các cấp Hội đoàn thể tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động, quan tâm tới vốn ủy thác cho vay để phối hợp với cơ quan chức năng lồng ghép các dự án giúp hộ vay sử dụng vốn hiệu quả.

Thông qua công tác uỷ thác từng phần cho vay giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Bảo Lạc đã uỷ thác 99,3% tổng dư nợ cho vay các chương trình. Công tác phối hợp giữa các tổ chức Chính trị - xã hội (CT-XH) nhận uỷ thác và NHCSXH tiếp tục được tăng cường, nhất là trong công tác củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách, công tác giao dịch lưu động.

Đến thời điểm 30/9/2022, 04 tổ chức CT-XH đang quản lý dư nợ nhận uỷ thác là 329.470 triệu đồng, tăng 36.145 triệu đồng so với 31/12/2021, chiếm 99,3%/tổng dư nợ của NHCSXH với 240 Tổ TK&VV, có 6.187 tổ viên còn dư nợ. Trong đó: Hội nông dân dư nợ uỷ thác 101.435 triệu đồng, 76 Tổ TK&VV với 1.916 hộ vay; Hội phụ nữ dư nợ uỷ thác 98.908 triệu đồng, 67 Tổ TK&VV với 1.864 hộ vay; Hội Cựu chiến binh dư nợ uỷ thác 52.317 triệu đồng, 41 Tổ TK&VV với 978 hộ vay; Đoàn thanh niên dư nợ uỷ thác 76.809 triệu đồng, 51 Tổ TK&VV với 1.429 hộ vay.

Tổ chức CT-XH nhận ủy thác các cấp xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2022 và thực hiện theo quy định. Đối với Tổ chức Hội cấp huyện thực hiện kiểm tra được 66 tổ chức Hội xã, 67 Tổ, 560 hộ vay vốn. Đối với Tổ chức Hội cấp xã thực hiện công tác kiểm tra được 240 Tổ TK&VV với 5.222 hộ vay.  Duy trì thực hiện họp giao ban giữa NHCSXH với các tổ chức CT-XH nhận ủy thác huyện theo định kỳ 03 tháng/lần, sau phiên họp ban hành Thông báo kết luận cuộc họp theo quy định. Tổ chức họp giao ban với tổ chức CT-XH nhận uỷ thác cấp xã 01 tháng một lần sau phiên giao dịch tại Điểm giao dịch xã, thị trấn. Qua đó chất lượng hoạt động của Tổ TK$VV được nâng lên (Loại tốt 182 Tổ (75,83%);  Loại khá 56 Tổ (23,33%), Loại trung bình 02 Tổ (0.83%);  Loại yếu không có).

Hiệu quả từ vốn vay NHCSXH thật sự rõ nét, đã góp phần giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn để đầu tư sản xuất, chăn nuôi được trên 30 nghìn con gia súc, trên 330 nghìn con gia cầm; góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế, các mô hình cây đặc sản của địa phương như: trồng dâu nuôi tằm, nếp hương, lê, mận máu...; trồng mới và chăm sóc trên 70 ha rừng cây lấy gỗ, trồng rừng sản xuất được trên 60 ha cây quế, hồi, trúc sào...; mua sắm vật tư nông nghiệp để phục vụ sản xuất và dịch vụ kinh doanh, buôn bán, phát triển ngành nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn; giúp 514 hộ thoát nghèo trong năm 2021, hỗ trợ tạo việc làm cho hàng trăm lao động, trên 500 công trình nước sạch và vệ sinh được xây dựng mới, sửa chữa cải tạo, trên 1.400 hộ đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng và sửa chữa hàng trăm căn nhà trong toàn huyện...

Hộ gia đình Anh Thào Văn Thái (Nà Dường) phát triển đàn bò từ nguồn vốn vay ưu đãi NHCSXH

Có thể nói phương thức cho vay thể hiện tính ưu việt riêng có của  NHCSXH, đã huy động được sức mạnh được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương để chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội của nhà nước đến hàng triệu người nghèo và các đối tượng chính sách khác, biết họ biết sử dụng vốn vay, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội.

Hoạt động uỷ thác từ NHCSXH đã tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội tập hợp lực lượng, củng cố nâng cao về cả số lượng, chất lượng phong trào hoạt động, tăng số lượng hội viên, góp phần củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giúp người nghèo có điều kiện được sinh hoạt tại các tổ chức chính trị - xã hội, qua đó được tiếp cận với nhiều hoạt động lồng ghép như hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao dân trí./.

Thùy Dương - NHCSXH Bảo Lạc

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image