Tin tức





image advertisement
image advertisement

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Hiệu quả cho vay từ nguồn vốn ngân sách huyện qua NHCSXH huyện Bảo lạc

   Hiện nay, trên địa bàn huyện có 17 điểm giao dịch tại các xã, thị trấn. Hàng tháng, Ngân hàng chính sách xã hội huyện tổ chức 11 buổi giao dịch tại các xã, thị trấn nhằm tuyên truyền và công khai các chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Bên cạnh đó, thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ vay vốn, giải ngân, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm, thực hiện quy trình xử lý nợ, tổ chức họp giao ban với Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác. Các điểm giao dịch đã giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi thuận lợi, thực hiện quy chế dân chủ, công khai và tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội trong việc thực thi tín dụng chính sách.

    Cùng với đó, để kịp thời bổ sung nguồn vốn cho các đối tượng chính sách và hộ nghèo vay trong năm 2023 ngay từ kỳ họp HĐND huyện lần thứ 6 – HĐND huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2021- 2026, Ngân hàng CSXH huyện đã kịp thời tham mưu cho Huyện ủy, HĐND-UBND, Ban đại diện lập tờ trình, trình UBND huyện chuyển nguồn vốn ngân sách năm 2023 với số tiền là 1 tỷ đồng. Trong đó 300 triệu đồng để cho vay hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, 700 triệu đồng dành cho vay hỗ trợ việc làm duy trì và mở rộng việc làm. Ngay trong tháng 1/2023, UBND huyện đã chuyển vốn từ ngân sách huyện 500 triệu đồng sang ,đến tháng 4/2023 chuyển tiếp 500 triệu đồng sang Ngân hàng CSXH huyện để cho vay, đưa tổng nguồn vốn lên 2 tỷ 218 triệu đồng đạt 203% kế hoạch năm 2023.

    Trên cơ sở thực hiện cho vay theo Đề án " cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025" Ngân hàng CSXH huyện Bảo Lạc đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng LĐTB&XH các tổ chức Hội đoàn thể huyện, UBND các xã, thị trấn tổ chức rà soát các cho vay các dự án nông nghiệp công nghệ cao, phát triển sản phẩm làng nghề truyền thống, phát triển sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, các dự án khởi nghiệp, các mô hình chăn nuôi quy mô lớn.....thu hút tạo việc làm cho người lao động  qua đó đã mang lại hiệu quả tích cực, nhiều mô hình sản xuất kinh doanh được hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn này, tạo được nhiều việc làm mới và duy trì, mở rộng việc làm cho nhiều lao động thất nghiệp, lao động thiếu việc làm, lao động nhàn rỗi......Đến nay, PGD NHCSXH Bảo Lạc đang quản lý dư nợ chương trình tín dụng cho vay Hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm nguồn vốn Ngân sách huyện đạt 2 tỷ 218 triệu đồng, với hơn 36 người lao động được vay vốn để đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh dịch vụ, giải quyết việc làm. Tính đầu năm  PGD NHCSXH huyện đã giải ngân được 7 dự án, số tiền 700 triệu đồng, tại 2 xã. Từ chương trình cho vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm bằng nguồn vốn ngân sách huyện đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, tạo năng suất và hiệu quả cao, đặc biệt trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ cây, con có hiệu quả thấp sang trồng cây, nuôi con có hiệu quả kinh tế cao hơn; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn vì thế cũng được nâng lên một cách rõ rệt. Bên cạnh đó cũng thấy được sự lãnh đạo, quan tâm, vào cuộc của Huyện Ủy, UBND huyện trong việc thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban bí thư TW đảng đến công tác chính sách tín dụng trên địa bàn.

anh tin bai

Hệ thống chưng cất tinh dầu cây Hồi của người dân tại xã Cốc Pàng

Giám đốc ngân hàng chính sách xã hội huyện bà Lê Thùy Dương cho biết : Trong thời gian tới, để thực hiện tốt hơn nữa hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện, chúng tôi tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả chỉ thị số 40, kết luận số 06 của Ban Bí thư Trung ương, phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp trong chỉ đạo tổ chức thực hiện tín dụng chính sách xã hội, nhất là vai trò, trách nhiệm của chủ tịch UBND xã, thị trấn. Tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát của NHCSXH, của tổ chức chính trị, xã hội nhận ủy thác và ban đại diện HĐQT các cấp, đảm bảo chất lượng, tránh hình thức. Thường xuyên đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ NHCSXH và các cán bộ tham gia quản lý, triển khai tín dụng chính sách xã hội. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image